Điều kiện kinh doanh bất động sản năm 2021

Bạn đang có ý định muốn trở thành một nhà đầu tư, một nhà kinh doanh bất động sản nhưng không có nhiều kiến thức cơ bản ở trong lĩnh vực này? Đừng lo lắng, vì bài viết này là “chìa khóa” giúp bạn giải quyết vấn đề trên. Với nội dung xoay quanh bộ Luật kinh doanh và điều kiện kinh doanh bất động sản năm 2021 mới nhất, chính xác nhất sẽ không làm bạn thất vọng đâu nhé!

điều kiện kinh doanh bất động sản
Những điều kiện cần có khi kinh doanh bất động sản là gì?

Điều kiện kinh doanh bất động sản năm 2021

điều kiện kinh doanh bất động sản 1
Ngành bất động sản là gì?

Kinh doanh bất động sản là gì?

Bất động sản là là loại tài sản liên quan đến đất đai và không thể di dời được như: khoáng chất dưới lòng đất, nhà ở, công trình kiến trúc,…

Kinh doanh bất động sản là đầu tư nguồn vốn lớn để thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng hoặc xây dựng các công trình liên quan đến ngành bất động sản và dịch vụ với mục đích có lợi nhuận từ việc quản lý kinh doanh đó. Bởi thế, ngành này luôn thu hút nhiều người tham gia và đây được xem là ngành nghề sinh ra vô số triệu phú, tỷ phú ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. 

Đặc điểm kinh doanh bất động sản

điều kiện kinh doanh bất động sản 2
Đặc điểm các nhà đầu tư, nhà kinh doanh cần lưu ý khi kinh doanh bất động sản

Kinh doanh bất động sản có những đặc điểm:

  • Về chủ thể hoạt động: Nhà kinh doanh có thể là một cá nhân đơn lẻ hoặc một nhóm tổ chức nhất định.
  • Quy mô hoạt động: Bắt buộc nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp vừa hoặc nhỏ hay liên kết với các cơ quan hợp tác xã ở khu vực đó.
  • Mục đích hoạt động: Tạo ra lợi nhuận hay sinh lời từ hoạt động kinh doanh bất động sản.
  • Tính độc đáo và thường xuyên: Nghĩa là hai đối tượng bất động sản có thể giống nhau về tính chất nhưng có địa lý khác nhau tạo nên điểm nổi bật riêng của từng đối tượng. Song đó, việc đầu tư kinh doanh phải được diễn ra thường xuyên, có hệ thống rõ ràng để phát triển triệt để tiềm năng kinh doanh bất động sản.
  • Đa dạng loại hình: Hiện tại trong lĩnh vực bất động sản có rất nhiều loại hình nhưng phổ biến nhất thì có 5 loại hình. Đó là đất đai, các khu dân cư, bất động sản thương mại, bất động sản công nghiệp và bất động sản công cộng như trường học, công viên, những nơi thờ cúng,….

Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất thì Luật Đầu tư năm 2020 sẽ sửa đổi điều kiện kinh doanh bất động sản tại Luật kinh doanh bất động sản của năm 2014 như sau: Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này” khác hơn so với Luật kinh doanh của năm 2014. Chính vì thế, nếu nhà đầu tư muốn tham gia vào lĩnh vực này thì bắt buộc phải lập ra doanh nghiệp có quy mô nhỏ và đóng thuế theo quy định của Nhà nước.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp muốn được biết đến rộng rãi và phát huy thế mạnh của mình thì có thể sử dụng content để quảng bá hình ảnh trên thị trường ở hầu hết các phương tiện truyền thông công chúng.

Ngoài ra, khi kinh doanh bất động sản nhà đầu tư cần chú trọng đến nâng cấp thương hiệu của doanh nghiệp để tạo nên thế mạnh riêng và điểm nhấn cho khách hàng lựa chọn. Đồng thời có sức cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thương trường bất động sản ngày một lớn mạnh như hiện nay.

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi kinh doanh bất động sản

Các nhà đầu tư khi kinh doanh cần phải tuân thủ đúng theo những nguyên tắc này và đảm bảo thực hiện xuyên suốt quá trình kinh doanh bất động sản.

điều kiện kinh doanh bất động sản 3
Nguyên tắc “vàng” để trở thành nhà đầu tư thành công
  • Nguyên tắc bình đẳng: Các nhà bất động sản phải luôn thực hiện nghĩa vụ đẳng trước Pháp luật, đồng thời đôi bên có thể tự do thỏa thuận hợp đồng dựa trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau và tuyệt đối không làm những việc trái Pháp luật.
  • Nguyên tắc thực hiện: Hiểu rõ và thực hiện đúng theo Luật kinh doanh bất động sản khi tham gia vào lĩnh vực. 
  • Nguyên tắc công khai: Nhà đầu tư phải phát huy tính công khai, minh bạch trong nguồn vốn và lợi nhuận của mình tránh những trường hợp lừa đảo, gian dối, vi phạm Pháp luật.
  • Nguyên tắc tự do: Các doanh nghiệp ngoài kinh doanh cố định thì vẫn có thể mở rộng quy mô hơn ở các khu vực ngoài phạm vi khác khi được cơ quan Nhà nước cho phép thực hiện.

Khi nhà đầu tư có ý định kinh doanh bất động sản lâu dài thì cần tìm hiểu kỹ về điều kiện của bộ Luật này để đạt hiệu quả tối ưu nhất, đem lại nguồn vốn mạnh và hạn chế các rủi ro nghiêm trọng trong việc kinh doanh bất động sản.

Trên đây là một số điều kiện kinh doanh bất động sản năm 2021 mới nhất và đầy đủ nhất được cập nhật thường xuyên từ những nguồn thông tin đáng tin cậy. Hy vọng rằng với lượng kiến thức cùng các nguyên tắc cần và đủ này có thể giúp bạn giải quyết vấn đề còn khúc mắc trong lĩnh vực bất động sản, đồng thời có cái nhìn sâu xa để công việc hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công với mục tiêu của mình!

Giải đáp những thắc mắc về cây lưỡi hổ có độc không? Có nên trồng cây lưỡi hổ?

Có thể bạn chưa biết cây lưỡi hổ là một trong những loại cây phổ biến và thường được trồng làm cây cảnh trang trí. Nhiều người cho rằng đây là loại cây độc hại và không nên trồng. Tuy nhiên, cũng có nói rằng cây này mang lại những lợi ích nào đó. Để giải đáp câu hỏi cây lưỡi hổ có độc không?, bạn hãy theo dõi bài viết này nhé.

cây lưỡi hổ có độc không

Thông tin về cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ là một loại cây thuộc họ Măng tây, có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới. Loài cây này có chiều dài khoảng từ 50cm đến 80cm, mọc thẳng đứng từ gốc tới ngọn. Thân cây thuộc họ thân rễ có màu xanh dài, dạng dẹt và khá là mọng nước, mọc chìa ra từ cụm gốc chính thành từng nhánh. Nhìn từ xa trông cây có vẻ sắc nhọn nhưng thực tế thì nó khá mềm và dày, có thể cảm nhận được khi chạm nhẹ. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận biết được đây là cây lưỡi hổ thông qua đường dọc hai bên có màu vàng của lá cây. Hoa của chúng mọc thành từng chùm và có màu trắng xóa.

cây lưỡi hổ có độc không 1

Cây lưỡi hổ có độc hay không?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng cây lưỡi hổ đem lại nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Chính vì thế, nó đã được ứng dụng và được điều chế thành thuốc chữa bệnh cho con người. Nó có thể chữa được những bệnh đơn giản mà chúng ta thường hay gặp phải như: viêm họng, ho, bị bỏng, dị ứng, những bệnh liên quan đến dạ dày,… Hơn nữa, cây lưỡi hổ còn giúp thanh lọc không khí, loại bỏ những độc tố, giúp khử khuẩn, làm giảm các triệu chứng của ho, sổ mũi, cảm cúm gây ra trong những môi trường kín, dễ lây từ người này sang người khác.

Vậy cây lưỡi hổ có độc không thì các bạn hãy đọc tiếp nhé! Bên cạnh những lợi ích mà nó đem lại như đã kể trên thì cũng nhiều nghiên cứu cho rằng loài cây này có tính độc nhẹ. Nếu chế biến và sử dụng cây lưỡi hổ không đúng cách sẽ gây lên một số tình trạng như: bị sưng miệng, gây ra cảm giác buồn nôn và có thể sẽ gây ra những tác dụng phụ không có lợi cho hệ tiêu hóa. Nếu chẳng may ăn hay nhai phải cây lưỡi hổ sống thì bạn sẽ bị tình trạng nôn mửa và tiêu chảy. 

Chính vì vậy, cần chú ý với loại cây này, nhất là đối với những bạn da nhạy cảm thì không nên dùng cây lưỡi hổ bôi trực tiếp lên da. Cũng không nên dùng các loại mỹ phẩm chiết xuất từ cây lưỡi hổ vì có thể dẫn đến tình trạng dị ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy,…

cây lưỡi hổ có độc không 2

Có nên trồng cây lưỡi hổ?

Bên cạnh việc cây lưỡi hổ được trồng để trang trí, làm cảnh như hiện nay. Nó được rất nhiều văn phòng làm việc trồng rất nhiều loại cây này bởi nó không những giúp trang trí mà còn tạo cảm giác thư thái, giảm stress công việc.

Về mặt phong thủy thì cây lưỡi hổ có độc không? Câu trả lời là không vì đây là loại cây mang một ý nghĩa nào đó. Loài cây này được quan niệm có tác dụng xua đuổi những tà ma, những điều xui xẻo trong cuộc sống. Cây lưỡi hổ cũng được xem như một sự biểu tượng cho sự uy quyền, danh giá vọng tộc, phú quý và gặp nhiều may mắn. Nhiều người cũng cho rằng nếu như chăm được cây lưỡi hổ ra hoa thì ắt hẳn người đó sẽ gặp nhiều may mắn về tiền tài, danh lợi.

Cây lưỡi hổ vừa mang lại những lợi ích cũng vừa có tính độc nhẹ nên việc trồng cây lưỡi hổ cũng cần phải chú ý. Đặc biệt là những gia đình có trẻ nhỏ thì nên trồng ở xa tầm tay của trẻ để tránh trường hợp bé nghịch ngợm, vô tình ăn phải lá cây lưỡi hổ. Kể cả những nhà nuôi thú cưng cũng cần chú ý vì không chỉ con người mà động vật cũng có thể bị ngộ độc bởi loại cây này.

Cây lưỡi hổ có độc không thì nó phụ thuộc vào cách bạn sử dụng chúng. Nếu sử dụng đúng cách cây lưỡi hổ thì cây sẽ phát huy hết tác dụng của nó. Không những mang lại vẻ đẹp, tạo sự thẩm mỹ cho không gian mà nó còn có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe và mang những lợi ích về mặt phong thủy. Với những chia sẻ trên đây rất mong rằng sẽ là những thông tin bổ ích cho bạn về cây lưỡi hổ. 

Sinh năm 1978 hợp màu gì để mang đến sự giàu sang phú quý

Theo quan niệm của những nhà khoa học về phong thủy thì việc chọn màu sơn nhà, màu xe hay tất cả những thứ liên quan đến màu sắc trong cuộc sống của bạn có một vai trò hết sức quan trọng. Do đó việc theo dõi và nắm bắt được cách thức sử dụng màu sắc hợp với độ tuổi là điều cần thiết. Hãy theo dõi đến cuối bài viết để biết được sinh năm 1978 hợp màu gì?

sinh năm 1978 hợp màu gì

Sinh năm 1978 hợp màu gì?

Sinh năm 1978 hợp màu gì? để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy tìm hiểu sơ về năm sinh này nhé. Người sinh năm 1978 là người thuộc mệnh hỏa, cho nên màu xanh lá sẽ là màu mà người tuổi này nên lựa chọn trong mọi trường hợp. Ngoài ra, họ còn hợp với màu đỏ, màu sắc tượng trưng cho mệnh hỏa vì nó sẽ giúp cho gia chủ tương hợp thêm với bản mệnh của mình. Người Á Đông có quán niệm cho rằng đỏ là màu của máu và lửa, là những màu sắc đại diện cho sức mạnh, quyền uy và tình yêu rất nhiệt huyết. Sinh năm 1978 tức tuổi Mậu Ngọ, còn hợp với màu tím, màu cam chủ ý đem lại sức sống dồi dào, phấn khởi. Những nỗ lực không ngừng nghỉ, cố gắng sáng tạo không ngừng đó chính là bản chất của tuổi Mậu Ngọ. Nhiều nhà phong thủy đã chứng minh rằng những màu sắc này sẽ giúp những người thuộc hệ hỏa tăng tư duy sáng tạo, có hiệu quả trong công việc, sự chung thủy và hòa cảm với mọi người.

sinh năm 1978 hợp màu gì 1

Ý nghĩa của màu sắc hợp với năm 1978

Đã tìm hiểu về sinh năm 1978 hợp màu gì thì bây giờ tìm hiểu về ý nghĩa của màu sắc đó nhé.

Màu Xanh Lá: Là màu sắc thuộc hệ Mộc, là màu sắc tương hợp với mệnh mộc. Xanh lá cây là màu sắc đại diện cho cây cối, rừng, núi nói chung. Nó không phải chỉ mang một ý nghĩa đơn giản như vậy mà là cả một biểu tượng cho sự an toàn. Nó tượng trưng cho sức sống màu mỡ của núi rừng, sự mát mẻ, trong lành của cây cối. Màu xanh tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho gia chủ nếu muốn sử dụng để sơn nhà.

Màu Đỏ: Màu đỏ thì lại thuộc hành mộc, hợp với mệnh hỏa. Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh của máu và lửa như đã nói ở trên, nó còn là sự nhiệt huyết, sức mạnh và quyền uy. Màu đỏ đôi còn biểu hiện cho chiến tranh tan khóc. Màu đỏ đậm thường được xem như là một sự quyết tâm mạnh mẽ, thường thì phù hợp với những người lãnh đạo. Màu đỏ nhạt lại tượng trưng cho sự đam mê và sự nhạy cảm, nó phù hợp với dự nữ tính, lãnh đạm và mềm mại.

Màu Cam: Là màu sắc thuộc hành hỏa, mệnh hỏa. Màu cam là sự kết hợp tuyệt vời của màu đỏ và màu vàng. Nó mang đến sự tươi sáng và ấm áp, đại diện cho mặt trời hay môi trường nhiệt đới. Màu cam mang đến sự cuốn hút không rời, nó còn được chứng minh là giúp cho tư duy tăng cao, đạt hiệu quả trong công việc nếu bạn bố trí màu cam trong phòng.

Màu Tím: Màu sắc của hành hỏa, màu dành cho người mệnh hỏa. Màu tím sở hữu sắc đẹp được pha trộn từ màu đỏ và màu xanh. Màu tím thường thể hiện sự sang trọng, sức mạnh, sự chung thủy, mà ma quái. Trong nghệ thuật, màu tím là màu của sự sáng tạo và huyền bí, nhưng đây lại là màu sắc hiếm thấy trong tự nhiên bởi vì ít có những loại cây sở hữu màu tím quyền lực này. 

Màu tương khắc với năm 1978

Mỗi năm sinh đều có những màu tương khắc khác nhau, riêng người sinh năm 1978 sẽ tương khắc với màu xanh nước biển, màu đen. Ngũ hành tương khắc sẽ làm cho người sinh năm 1978 hao mòn, lụi tàn. Khi sử dụng những màu tương khắc quá nhiều trong công trình hoặc bất cứ nơi đâu sẽ khiến cho công việc làm ăn, học tập, gia định gặp trục trặc. Nếu đã là những màu tương khắc thì bạn nên tránh tuyệt đối sẽ tốt hơn cho bạn. Đôi khi màu sắc chỉ mang đến sự đẹp đẽ khi kết hợp hài hòa với nhau, nhưng được kết hợp đúng với mệnh của từng người. Màu sắc đó sẽ trở nên cao quý và mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ, kết hợp những màu sắc tương sinh vào trong cuộc sống sẽ làm cho mọi thứ xung quanh bạn trở nên hài hòa hơn rất nhiều.

Tuổi Mậu Ngọ 1978 khai trương ngày nào tốt?

Dưới đây là những ngày tốt khai trương cho tuổi Mậu Ngọc 1978:

  • Trong tháng 1: chọn ngày 17/12 Âm lịch
  • Trong tháng 2: chọn ngày 6/2 Âm lịch, 9/2 Âm lịch
  • Trong tháng 3: chọn ngày 15/2 Âm lịch, 21/2 Âm lịch, 30/2 Âm lịch, 9/2 Âm lịch.
  • Trong tháng 4: chọn ngày 12/2 Âm lịch, 15/2 Âm lịch, 21/2 Âm lịch, 10/3 Âm lịch.
  • Trong tháng 5: chọn ngày 1/4 Âm lịch.
  • Trong tháng 6: chọn ngày 19/4 Âm lịch.
  • Trong tháng 7: chọn ngày 25/5 Âm lịch.
  • Trong tháng 8: chọn ngày 15/6 Âm lịch, 17/6 Âm lịch, 26/6 Âm lịch, 29/6 Âm lịch, 12/7 Âm lịch.
  • Trong tháng 9: chọn ngày 24/7 Âm lịch, 6/8 Âm lịch.
  • Trong tháng 10: chọn ngày 12/9 Âm lịch.
  • Trong tháng 11: chọn ngày 1/10 Âm lịch, 9/10 Âm lịch
  • Trong tháng 12: chọn ngày 21/10 Âm lịch, 25/10 Âm lịch, 30/10 Âm lịch, 1/11 Âm lịch.

Hãy tìm hiểu về xem ngày nhập trạch tuổi Mậu Ngọ 1978cúng khai trương để việc kinh doanh phát đạt nhé!

Sinh năm 1978 hợp màu gì và những ý nghĩa của màu sắc đã được liệt kê vô cùng chi tiết trong bài này, chúng tôi mong một phần nào đó đã có thể giải đáp những thắc mắc mà các bạn đang gặp phải. Với bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn sẽ chọn lựa được màu sắc hợp với năm sinh của mình và dùng nó vào trong cuộc sống của mình nhé.

Cách tra cứu thông tin sổ đỏ nhanh chóng hiện nay

Trong các vấn đề liên quan đến đất đai, thì sổ đỏ là một trong những giấy tờ quan trọng chứng nhận quyền sử dụng đất chủ sở hữu. Sổ đỏ bao gồm những thông tin cơ bản về mảnh đất mà người chủ sở hữu. Tuy nhiên, để tránh tình trạng mất thời gian, phải đi lại nhiều lần tới các cơ quan chức năng. Thì giờ đây, các chủ sở hữu có thể tra cứu thông tin sổ đỏ một cách nhanh chóng và chính xác.

tra cứu thông tin sổ đỏ

Sổ đỏ là gì? 

Sổ đỏ thực chất là tên gọi của một quyển sổ bên ngoài bìa là màu đỏ và còn có tên gọi khác là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sổ đỏ được cấp cho những gia đình và được bạn hành bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Vì thế, khi gia đình nào đó có nhu cầu muốn chuyển nhượng hoặc thực hiện các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất thì sẽ cần sổ đỏ. Và sổ đỏ chỉ có hiệu lực khi phải có tất cả chữ ký của các thành viên từ đủ 18 tuổi trở lên có tên trong hộ khẩu gia đình đó.

Ngoài sổ đỏ thì cũng có những giấy tờ pháp lý quan trọng khác liên quan đến quyền sở hữu đất như sổ hồng do Bộ xây dựng ban hành. 

tra cứu thông tin sổ đỏ 1

Thông tin quan trọng trong sổ đỏ

Trong sổ đỏ sẽ có rất nhiều thông tin quan trọng liên quan đến đất đai, quyền sở hữu đất của chủ sở hữu. Bạn có thể tra cứu thông tin sổ đỏ qua 4 trang sau đây:

  • Trang 1: Là những thông tin quy định phải có trong mọi giấy tờ pháp lý. Bao gồm: Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” được in màu đỏ. Ở giữa sẽ là nội dung về tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Góc phải quyển sổ sẽ là thông tin về số phát hành giấy chứng nhận (số seri) bao gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Trang 2: Thông tin về thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sẽ được thể hiện ở trang này.
  • Trang 3: Là hình ảnh về sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận. Tại trang này sẽ có dấu đỏ của Sở tài nguyên và môi trường của tỉnh cấp.
  • Trang 4: Trang này thể hiện nội dung tiếp theo của mục những thay đổi sau khi cấp sổ đỏ, nội dung lưu ý và mã vạch. Những nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý cùng xác nhận của cơ quan có thẩm quyền sẽ được thể hiện ở trang này.

tra cứu thông tin sổ đỏ 2

Cách tra cứu thông tin sổ đỏ một cách nhanh chóng

Mặc dù chỉ ngắn gọn có 4 trang nhưng những thông tin trên sổ đỏ khá phức tạp để hiểu. Vì vậy, chủ sở hữu có thể tra cứu thông tin sổ đỏ của mình một cách nhanh chóng thông qua một ví dụ dưới đây:

Ví dụ nếu chủ sở hữu muốn tra cứu thông tin sổ đỏ của mảnh đất mình thuộc quyền sở hữu tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

  • Bước 1: Đầu tiên bạn truy cập vào trang web “Thông tin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” thông qua liên kết: http://ungdung-sotnmt.baria-vungtau.gov.vn/tracuugcn/.
  • Bước 2: Nhập số giấy chứng nhận của chủ sở hữu.
  • Bước 3: Nhấn tìm kiếm để có thể tra cứu.

Đối với một số tỉnh khác để tra cứu thông tin sổ đỏ trực tuyến bạn cần truy cập vào website online. Sau đó bạn chỉ cần nhập mã sổ đỏ và số căn cước công dân, có thể sẽ yêu cầu thêm số điện thoại của người chủ sở hữu đất.

Do hình thức tra cứu trực tuyến chưa phát triển đối với lĩnh vực sổ đỏ nên sẽ dẫn đến một vài trục trặc như: thông tin trả về có thể chưa chính xác, hay gặp tình trạng đường truyền kém dẫn đến không tra cứu được,… Chính vì vậy, chủ sở hữu đất nên đến các văn phòng hoặc cơ quan chức năng để tra cứu thông tin một cách chuẩn xác nhất.

Hiện nay, việc kiểm tra cũng như tra cứu thông tin sổ đỏ đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực sở hữu đất đai. Ngoài việc đến những cơ quan chức năng để tra cứu thông tin có trong sổ đỏ thì chủ sở hữu mảnh đất cũng có thể tra cứu dưới hình thức trực tuyến. Tùy vào mục đích cũng như nhu cầu mà sẽ có tỉnh áp dụng hình thức tra cứu trực tuyến và có những tỉnh không áp dụng.

Khoảng cách an toàn điện cao thế bạn nên biết

Điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sản xuất của con người hiện nay. Tuy nhiên, những nguồn điện cao thế lại tiềm ẩn những  nguy cơ chết người nếu như chúng ta tiếp xúc với nó quá khoảng cách an toàn. Vì thế đã có những quy định về khoảng cách an toàn điện cao thế nhằm tránh những tai nạn không mong muốn do nguồn điện cao thế gây ra.

khoảng cách an toàn điện cao thế

Tìm hiểu về nguồn điện cao thế

Có thể bạn đã biết nguồn điện cao thế là nguồn điện có công suất lớn với các cấp điện áp từ 110kV – 220kV – 500kV (tương đương với 110.000V – 220.000V – 500.000V). Đây là công suất đủ lớn để dòng điện này gây nguy hại tới con người. Vì thế, nên các thiết bị dây dẫn điện phải đảm bảo cực kỳ an toàn và tải được công suất lớn của điện. 

Dựa vào quan sát các chuỗi sứ trên đường dây điện bạn có thể xác định được điện áp của nguồn điện cao thế. Chẳng hạn:

  • Điện áp 500kV sẽ có khoảng 24 bát/chuỗi, kích thước độ dài khoảng 30m.
  • Điện áp 220kV sẽ từ (12-14) bát/chuỗi, có độ dài khoảng 20m;
  • Điện áp 110kV được xác định từ (6-9) bát/ chuỗi, kích thước khoảng 10m;
  • Điện áp 35kV có từ (3 – 4) bát/chuỗi. Ngoài ra có thể sử dụng sứ đứng cho điện áp này.

Do điện cao áp có tính chất rất nguy hiểm tới con người nên cần phải xây dựng hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không 220kv, 500kv.

khoảng cách an toàn điện cao thế 1

Khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với nguồn điện cao thế

Chính vì những nguy hiểm có thể xảy ra với nguồn điện cao thế. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người cũng như trong quá trình xây dựng, sửa chữa, lắp đặt, thi công thì mọi người cần tuân thủ những điều sau về khoảng cách an toàn điện cao thế như sau: 

  • Điện áp từ 15kV đến 35kV thì khoảng cách an toàn tối thiểu đối với mức điện áp này là 1 mét. 
  • Với mức điện mức điện áp từ 35kV đến 110kV thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 1,5 mét. 
  • Khoảng cách an toàn tối thiểu là 2,5 mét đối với điện áp từ 110kV đến 220kv . 
  • Còn đối với mức điện áp từ 220kv đến 500kV trở lên thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 4,5 mét).

Đối với các nhà ở, công trình xây dựng cần đáp ứng những điều kiện như sau để có thể tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn với đường dây tải điện trên không 220kv:

  • Mái lợp và tường bao của công trình phải được làm bằng vật liệu không cháy để tránh dẫn đến tình trạng cháy nổ do sự cố điện cao áp gây ra.
  • Đường dây cần được thiết kế sao cho đảm bảo không gây cản trở quá trình đi ra, đi vào kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các bộ phận.
  • Khoảng cách từ nhà ở hay công trình đến dây dẫn điện được quy định: Điện áp đến 35kV thì khoảng cách phải là 3m, điện áp 110kV thì khoảng cách phải là 4m.
  • Ngoài ra, các kết cấu có tính kim loại của nhà ở, công trình phải đảm bảo kỹ thuật và được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất đã quy định từ trước.

khoảng cách an toàn điện cao thế 2

Những lưu ý về cảnh báo nguy hiểm từ điện cao thế

  • Cần tuân thủ những quy định tối thiểu về khoảng cách an toàn điện cao thế trong thi công, lắp đặt, sửa chữa,… đường dây tải điện cao thế như: không được tung, quăng hay ném đường dây tải điện cao thế,… 
  • Trong trường hợp phải tiếp xúc với nguồn điện cao thế không hoạt động tại các công trình xây dựng cần phải khảo sát công trình một cách kỹ lưỡng, có giấy chấp thuận của bên quản lý điện để đảm bảo an toàn. 
  • Tai nạn điện cao thế xảy ra là do những người thợ điện chưa có kiến thức cơ bản về khoảng cách an toàn điện cao thế, vi phạm kỹ thuật khi sửa chữa, lắp đặt,… Vì thế, ai cũng cần trang bị cho mình những kiến thức này.

Trên đây là những thông tin cơ bản về khoảng cách an toàn điện cao thế để các bạn có thể nắm bắt và đảm bảo sự an toàn cho bản thân trong trường hợp phải tiếp xúc với các nguồn điện cao thế. Bởi dòng điện cao thế rất nguy hiểm và có thể sẽ dẫn đến tình trạng bị phóng điện nếu vi phạm quy định về khoảng cách. Vì thế, dù là những người thợ điện chuyên nghiệp hay những người không phải thợ điện thì cũng cần đảm bảo những quy định này.

Xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng đem lại may mắn cho gia chủ

Mỗi khi vợ chồng muốn xây nhà hay dọn về nhà mới, đều phải xem hướng nhà sao cho phù hợp nhất với tuổi của hai vợ chồng. Việc xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng sẽ giúp cho nhà cửa đem lại tài lộc, may mắn. Đây dường như là một nét văn hóa của người Việt Nam.

Cách xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng sẽ tùy theo nơi mà vợ chồng ở. Theo quan niệm của ông bà ta, việc xem hướng nhà là vô cùng quan trọng đối với các cặp vợ chồng muốn ở. Vậy để xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng một cách chính xác nhất, hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng

Xem hướng nhà hợp tuổi gia chủ

Nhiều bạn thắc mắc rằng không biết nên xem hướng nhà theo tuổi chồng hay tuổi vợ. Thông thường, quan niệm xưa thường hay chắc chắn rằng xem hướng nên xem theo tuổi chồng vì là người trụ cột của gia đình. Mỗi khi làm công việc gì trọng đại thì người chồng cũng được xem như là người quyết định tất cả cho nên xem hướng nhà nên theo tuổi chồng.

Mặc dù vậy, quan niệm này có thể không hoàn toàn chính xác với ngày nay. Với thời đại hiện nay, nhiều gia đình, trụ cột chính không phải là người chồng mà đôi khi còn là người vợ. Cho nên ta cũng có thể chọn người phụ nữ để xem hướng nhà.

Trong phong thủy, người ta đã quy ước rằng có 8 hướng nhà. Trong đó có 4 hướng tốt và 4 hướng xấu, đối xứng với nhau. Nếu không may rơi vào nhòm hướng xấu thì tất nhiên tâm trạng sẽ trở nên lo lắng, bất an. Cho nên việc xem tuổi được xem như một việc quan trọng để tránh gặp xui xẻo, hoạn nạn.

xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng 1

Cách xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng 

Theo quan niệm xưa, hướng nhà được chia làm 2 nhóm như sau:

  • Nhóm Đông Tứ Mệnh: Nhóm này gồm những gia chủ có tuổi thuộc các quẻ như Chấn, Tốn, Khảm, Ly.  Các hướng nhà có thể phù hợp với tuổi này là các hướng nhà thuộc Đông Tứ Trạch như: Đông, Đông Nam, Nam và Bắc.
  • Nhóm Tây Tứ Mệnh: khác với nhóm trên, nhóm này gồm những gia chủ có tuổi thuộc quẻ Càn, Cấn, Đoài, Khôn. Đối với tuổi này, sẽ hợp các hướng nhà thuộc Tây Tứ Trạch như Tây, Tây Bắc, Tây Nam và Đông Bắc.

Với mỗi loại tuổi thì sẽ có hướng nhà phù hợp khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu và lưu ý kĩ nhé.

Mệnh gia chủ quyết định tới hướng nhà

Thực ra việc lựa chọn hướng nhà phù hợp không phải quá khó khăn, nhưng để thuận lợi và chính xác nhất bạn cần biết rõ cung cũng như mệnh của người xem hướng nhà. Sau đây là một số cách so sánh tuổi của nam và nữ để bạn có thể xem hướng hợp nhà hợp tuổi vợ chồng.

xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng 2

Những người thuộc quẻ Càn Trạch

  • Nam thuộc quẻ Càn Trạch sẽ sinh vào: 1931, 1940, 1949, 1958, 1967, 1985, 1994, 2003, 2012…
  • Nữ thuộc quẻ Càn Trạch sinh vào các năm: 1937, 1946, 1955, 1973, 1982, 1991, 2000, 2009, 2018…

Nếu người xem hướng nhà thuộc một trong các tuổi này thì hãy lưu ý:

  • Nhà hướng Chính Nam: Tuyệt mệnh.
  • Nhà hướng Chính Đông: Ngũ quỷ.
  • Nhà hướng Chính Tây: Diên niên.
  • Nhà hướng Chính Bắc: Lục sát.
  • Nhà hướng Tây Nam: Phú quý.
  • Nhà hướng Đông Nam: Họa hại.
  • Nhà hướng Đông Bắc: Diên niên.
  • Nhà hướng Tây Bắc: Phục vị.

Bạn cần xem xét kỹ càng về quẻ này để tránh ảnh hưởng tới hướng của ngôi nhà.

Những người thuộc quẻ Đoài Trạch

Đối với những người thuộc quẻ Đoài Trạch thì sẽ có năm sinh sau đây:

  • Nhóm nam sinh vào những năm:  1939, 1948, 1957, 1966,1975,1984, 1993, 2002, 2011…
  • Nhóm nữ sinh vào những năm: 1938, 1947, 1956,1974, 1983, 1992, 2001, 2010…

Nếu gia chủ là người thuộc quẻ này thì cách xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng như sau: 

  • Nhà hướng Chính Nam: Ngũ quỷ.
  • Nhà hướng Chính Đông: Tuyệt mệnh.
  • Nhà hướng Chính Tây: Phục vị.
  • Nhà hướng Chính Bắc: Lục sát.
  • Nhà hướng Tây Nam: phát huy năng lượng tích cực của tổ tiên.
  • Nhà hướng Đông Nam: Lục sát, gây nhiều thị phi cho gia chủ.
  • Nhà hướng Đông Bắc: thường sẽ đem lại sung túc cho gia chủ.
  • Nhà hướng Tây Bắc: phát huy các thuận lợi, vinh quang của tổ tiên.

Nhóm người thuộc quẻ Cấn Trạch 

Nhóm người sinh những năm sau thuộc quẻ Cấn Trạch

  • Nam giới sinh vào các năm như: 1938, 1947, 1956, 1965, 1974, 1983, 1992, 2001, 2010…
  • Nữ giới sinh vào các năm như: 1936, 1945, 1948, 1954, 1957, 1966, 1972, 1981,1990, 1993, 1999, 2002, 2008, 2011…

Những người sinh vào các năm này cần lưu ý:

  • Nhà hướng Chính Nam: Hoạ hại.
  • Nhà hướng Chính Đông: Lục sát.
  • Nhà hướng Chính Tây: Con cháu hưng vượng.
  • Nhà hướng Chính Bắc: Ngũ quỷ.
  • Nhà hướng Tây Nam: Nhà giàu có.
  • Nhà hướng Đông Nam: Tuyệt mệnh.
  • Nhà hướng Đông Bắc: Phục vị.
  • Nhà hướng Tây Bắc: Nhà giàu có.

Nhóm người thuộc quẻ Trạch Ly

Nhóm người thuộc quẻ này sẽ sinh vào các năm sau: 

  • Nam giới thường sinh vào các năm: 1937, 1946, 1955, 1964, 1973, 1982, 1991, 2000, 2009, 2018… nên chú ý các năm này.
  • Còn lại, nữ giới sinh vào các năm: 1931, 1940, 1949, 1955, 1964, 1973, 1982, 1991, 2000, 2009, 2018…

Những người thuộc quẻ này cần lưu ý:

  • Nhà hướng Chính Nam: Phục vị.
  • Nhà hướng Chính Đông: Con Hiền tài.
  • Nhà hướng Chính Tây: Ngũ quỷ.
  • Nhà hướng Chính Bắc: Tích tụ hiền tài.
  • Nhà hướng Tây Nam: Lục sát.
  • Nhà hướng Đông Nam: Con Hiền tài.
  • Nhà hướng Đông Bắc: Hoạ hại.

Trên đây là một số cách xem hướng nhà hợp tuổi vợ chồng. Tuy các cách này chỉ là tham khảo nhưng bạn cũng có thể dựa vào đó xem hướng nhà sao cho phù hợp nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi lựa chọn cách xem hướng nhà.

Tìm hiểu cách bố trí cốt đai trong cột trong xây dựng

Khi xây dựng bất kì một công trình nào, bản thân người chủ thầu phải đặc biệt chú trọng đến độ bền chắc của công trình đó. Muốn công trình được chắc chắn và bền vững thì cột là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình khi sử dụng. Trong khi đó, cốt đai lại là bộ phận đóng vai trò quyết định đến chất lượng của cột. Vậy bố trí cốt đai trong cột như thế nào cho hợp lý và đem lại được hiệu quả tốt nhất, bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc đó. Hãy cùng tham khảo nhé.

bố trí cốt đai trong cột
Cốt đai được cấu tạo như thế nào và tác dụng của cốt đai là gì?

Tác dụng của cốt đai

Đối với mỗi công trình xây dựng, để quá trình thi công diễn ra một cách thuận tiện và công trình được bền chắc thì cấu tạo của cốt đai là điều đáng được lưu tâm. Đây được xem là bộ phận không thể thiếu, nếu cốt đai không đạt tiêu chuẩn đề ra thì công trình sẽ bị ảnh hưởng lớn.

Cốt đai có rất nhiều tác dụng như đảm bảo độ cố định về vị trí cốt thép dọc khi thực hiện đổ bê tông; giữ ổn định cho cốt thép dọc chịu nén; chịu các ứng suất do co ngót và thay đổi nhiệt độ; tăng khả năng chịu nén cho bê tông, hạn chế nở ngang; chịu lực cắt.

Ngoài ra cốt đai còn có tác dụng chịu lực cắt, trong cấu kiện chịu nén có tác dụng giữ ổn định cho cốt dọc chịu nén. Thông thường người ta bố trí theo cấu tạo chỉ khi cấu kiện chịu lực lớn người ta mới tính tới cốt đai.

Cốt đai được cấu tạo như thế nào?

Chúng ta có thể thấy, cốt đai là một bộ phận của cốt thép cùng với cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo và cốt xiên. Từng bộ phận của cốt thép được cấu tạo cụ thể như sau:

Cốt thép dọc chịu lực

Cốt thép dọc chịu lực đặt theo tính toán để chịu lực, thường có đường kính dao động từ 10mm đến 32mm. Trong dầm, đối với b>=150 (mm) trở lên thì đảm bảo tối thiểu có 2 thanh, khi b < 150 (mm) thì có thể chỉ cần 1 thanh là đủ (dầm cốn thang).

Cốt thép dọc cấu tạo

Cốt thép dọc được cấu tạo dùng để làm giá đỡ cho cốt đai không bị dịch chuyển trong khi thi công, gánh chịu mọi tác động từ co ngót và ảnh hưởng về nhiệt độ. Khi h>700 (mm) thì yêu cầu phải đặt thêm cốt thép cấu tạo vào bên trong mặt bên. Đường kính cốt thép cấu tạo thường từ 10 đến 12 (mm).

Cốt đai

Cốt thép đai nhóm là bộ phận chịu lực cắt, có đường kính từ 6mm – 8mm và được buộc với cột dọc, giữ vai trò cố định và đảm bảo vị trí cột khi tiến hành thi công. Chính vì vậy, trong quá trình thi công xây dựng công trình thì việc tính toán cốt đai vô cùng quan trọng. Chú ý đến vấn đề này để quá trình thi công diễn ra thuận lợi và an toàn nhất.

Cốt thép xiên

Khi lực cắt lớn thì cốt thép xiên có tác dụng dùng để tăng cường khả năng chịu cắt của dầm. Khi dầm có chiều cao nhỏ hơn 800mm so với góc uốn cốt xiên, khi dầm có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 800mm so với góc uốn cốt xiên và đối với dầm thấp và bản có góc uốn cốt xiên.

bố trí cốt đai trong cột 1
Cốt đai là bộ phận đóng vai trò quyết định đến chất lượng cột.

Vì sao cốt đai lại có móc?

Tùy theo nhu cầu sử dụng trong từng công trình chúng ta có thể dễ dàng thấy được cốt đai có những cái móc theo nhiều kiểu khác nhau. Những cái móc ở cốt đai được dùng có rất nhiều tác dụng. Cụ thể là:

  • Những chiếc móc sẽ đem lại hiệu quả thi công cao hơn nhờ tác dụng giữ vững và không làm cho vị trí của cột bị xô lệch.
  • Để hạn chế những tác động từ bên ngoài trong quá trình thi công, người ta sử dụng những chiếc móc để chống lại các chuyển động.
  • Để đảm bảo chất lượng của cột trong quá trình đổ bê tông, người ta dùng móc để ngăn chặn bê tông tách ra ngoài, giữ vững vị trí được đổ.
  • Móc cốt đai còn được dùng để tạo an toàn liên kết, đáp ứng tiêu chuẩn về độ rộng, chiều dài từ đó sẽ nâng cao khả năng chịu lực.
  • Mặt khác, móc ở cốt đai còn có chức năng chống trượt thép từ bê tông và giữ chúng ở vị trí cố định rất hiệu quả.

Như vậy, muốn cốt đai chắc chắn và quá trình thi công được an toàn thì bạn cần chú ý đến các móc ở cốt đai.

Một số lưu ý khi sử dụng cốt đai

Trong quá trình thi công, thông thường người ta không tính toán cốt đai trong sàn vì lực cắt trong sàn nhỏ, bê tông có đủ khả năng chịu cắt. Tuy nhiên cần phải kiểm tra cường độ chịu cắt nếu bảng tổ hợp có tải trọng lớn.

Trong quá trình thi công người ta thường bố trí thép đều trong cọc là vì khi cẩu lắp có mômen âm và dương, chịu được cả hai tải trọng. Ngoài ra ở đầu cọc phải đặt cốt đai dày nhằm tăng khả năng chịu tải khi đóng tải trọng cục bộ, tránh làm vỡ đầu cọc.

bố trí cốt đai trong cột 2
Khi thi công khoảng cách giữa các cốt đai đóng vai trò rất quan trọng.

Tạo nên không gian quán trà sữa nhỏ độc đáo với quy trình thi công sơn tường nhà

Quy trình thi công sơn tường nhà có vai trò quan trọng trong việc biến những ý tưởng thiết kế thành hiện thực, đặc biệt là trong trường hợp của thiết kế quán trà sữa nhỏ giá rẻ. Khi tiến hành thiết kế một quán trà sữa nhỏ với ngân sách hạn chế, việc chọn lựa và thực hiện quy trình thi công sơn tường nhà cần được thực hiện một cách cân nhắc và sáng tạo.

Đầu tiên, quá trình thi công sơn tường nhà bao gồm việc chọn lựa màu sắc phù hợp với không gian quán trà sữa. Màu sắc có thể được tích hợp để tạo ra không gian thoải mái, ấm cúng và gây ấn tượng tích cực cho khách hàng. Điều này cũng đồng thời tương hợp với mục tiêu thiết kế quán trà sữa mang đến sự thoải mái và thú vị cho khách hàng mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Qua việc chọn lựa màu sắc, quy trình thi công sơn tường nhà cần thực hiện với chất lượng cao để đảm bảo sự đồng nhất và mịn màng cho bề mặt tường. Bằng cách sử dụng các công nghệ và kỹ thuật sơn hiện đại, nhà thi công có thể đảm bảo rằng bức tường sẽ đẹp và bền đẹp theo thời gian, tạo nền tảng tốt cho việc trang trí và trưng bày nội thất trong quán trà sữa.

Tuy nhiên, quy trình thi công sơn tường nhà cũng cần phải tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Với thiết kế quán trà sữa nhỏ và ngân sách hạn chế, việc sử dụng các phương pháp tiết kiệm như sơn lăn thay vì sơn phun có thể là một lựa chọn hợp lý. Điều này giúp tối ưu hóa quá trình thi công mà vẫn đảm bảo chất lượng và độ đồng nhất cho tường nhà.

Qua bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ đến các bạn những tác dụng của cốt đai, bố trí cốt đai trong cột và những lưu ý trong quá trình sử dụng. Hy vọng các bạn sẽ có những thông tin hữu ích cho công trình xây dựng của mình. Chúc các bạn thành công.

Kết cấu móng băng nhà 2 tầng như thế nào là phù hợp và hiệu quả

Theo bạn thì kết cấu móng băng nhà 2 tầng được hiểu như thế nào? Để tiến hành thi công xây dựng thì phần móng là một bộ phận hết sức quan trọng không thể thiếu. Nó có nhiệm vụ đảm bảo tải trọng trực tiếp cho công trình vào nền đất, chịu được sức ép của các tầng được thi công xây dựng ở phía trên. Hiện nay có khá nhiều phương án thi công móng, tuy nhiên mỗi nền đất có một kết cấu móng khác nhau. Do đó phương án thiết kế móng nhà 2 tầng phải căn cứ trên nền đất xây dựng của mỗi gia đình cũng như mỗi công trình cụ thể và phải được tính toán một cách kĩ lưỡng. 

kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Kết cấu móng băng nhà 2 tầng như thế nào là phù hợp và hiệu quả

Móng băng nhà 2 tầng và những tiêu chuẩn về bản vẽ của móng băng nhà 2 tầng

Trước khi tìm hiểu kết cấu móng băng chúng hãy cùng tìm hiểu khái niệm móng băng nhà 2 tầng nhé.

Móng băng nhà 2 tầng là gì?

Hiện nay có nhiều loại móng nhà được áp dụng cho từng loại đất đặc thù như: móng bè, móng cọc, móng đơn, nhưng loại móng nhà 2 tầng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là móng băng.

Móng băng nhà 2 tầng được định nghĩa là loại móng có chiều dài lớn hơn rất nhiều so với chiều rộng và móng băng thường được dùng ở phần dưới tường hoặc dưới cột. Các bản vẽ móng nhà được các kiến trúc sư vẽ theo các tiêu chuẩn khác nhau đều dựa trên những đặc điểm này của móng băng. Với đặc điểm này, các kiến trúc sư có thể lựa chọn móng băng phù hợp với những vùng có địa chất thuộc loại thông thường hoặc cũng có thể áp dụng cho những vùng có điều kiện địa chất yếu. 

Móng băng thường được chia thành 3 loại gồm có móng băng cứng, móng băng mềm và móng băng kết hợp.

Những tiêu chuẩn về bản vẽ của móng băng nhà 2 tầng

Khi thiết kế một bản vẽ móng băng nhà 2 tầng bạn cần có những lưu ý sau:

  • Xác định tiêu chuẩn kích thước bản vẽ móng băng, đây được xem là thông số để đảm bảo tối đa sự an toàn của công trình.
  • Xác định tiêu chuẩn khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng băng. Các tiêu chuẩn này được tính toán bằng chính khoảng hở thông thủy của công trình.
  • Cuối cùng là những tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật vật liệu, nguyên liệu như: vật liệu cốt thép, ván khuôn, bê tông… cần đảm bảo độ chắc chắn, dày, có khả năng chịu lực, sạch sẽ và không có tạp chất.
kết cấu móng băng nhà 2 tầng 1
Tiêu chuẩn về bản vẽ của móng băng nhà 2 tầng.

Các bước làm móng trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Không chỉ là làm móng trong kết cấu móng băng nhà 2 tầng mà đối với các loại móng khác, bạn cũng có thể thực hiện theo trình tự sau:

  • Đóng cọc.
  • Đào hố móng và làm phẳng mặt hố móng.
  • Kiểm tra cao độ lót móng.
  • Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc.
  • Ghép cốp pha móng sau đó đổ bê tông móng.
  • Bảo dưỡng bê tông và tháo cốp pha móng sau khi đổ móng băng.

Một số kinh nghiệm khi chọn thi công kết cấu móng băng nhà 2 tầng

Để lựa chọn kết cấu móng băng bạn cần chú ý một số kinh nghiệm lựa chọn sau:

Khảo sát thực trạng địa hình

Đối với một công trình xây dựng, muốn thi công tính toán trọng tải đều phải dựa trên nền địa chất thực tế. Việc khảo sát địa hình sẽ quyết định đến việc bố trí cũng như chọn lựa phương án thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng của công trình.

Muốn thi công kết cấu móng băng nhà 2 tầng thì bạn phải lựa chọn nền đất bình thường, tuyệt đối không lựa chọn nền đất cứng chắc hay trên ao hồ, nơi có địa chất yếu, bị lún vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến độ bền chắc của ngôi nhà.

Chọn lựa phương án thiết kế thi công móng phù hợp

Sau khi đã được khảo sát thực trạng địa chất công trình cụ thể chúng ta sẽ tính toán phương án thiết kế móng vào từng thời điểm thi công xây dựng cụ thể của mỗi gia đình.

Thi công phải tuân thủ theo các mẫu thiết kế

Thi công móng là một công đoạn rất quan trọng để tạo ra được một sản phẩm xây dựng, do đó cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi thi công. Đặc biệt là phải thi công đúng như thiết kế đã đề ra để đảm bảo tải trọng cho kết cấu của toàn bộ ngôi nhà.

Chọn lựa nguyên vật liệu thi công móng tốt

Muốn ngôi nhà của bạn có thể trường tồn theo thời gian thì việc kết cấu móng băng nhà 2 tầng có tầm ảnh hưởng rất quan trọng. Vì vậy khi lựa chọn các loại vật liệu thi công móng như: sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát, và sỏi… nên chọn những loại có chất lượng khá tốt để bảo đảm tuyệt đối chịu trọng tải.

Chọn lựa nhà thầu thi công chuyên nghiệp – uy tín

Trong thi công việc lựa chọn nhà thầu cũng rất quan trọng. Bạn nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn được nhà thầu uy tín và kinh nghiệm.

Giám sát thi công

Cuối cùng để có được một ngôi nhà hoàn hảo thì bạn cũng nên thường xuyên thăm hỏi nó, phải chú ý giám sát trong quá trình thi công để tránh rơi vào tình trạng ” chuyện đã rồi” nhé.

kết cấu móng băng nhà 2 tầng 2
Thi công móng băng nhà 2 tầng phải tuân thủ theo các mẫu thiết kế.

Như vậy, để có một ngôi nhà đẹp và bền vững theo thời gian thì bạn cần phải sáng suốt trong việc thiết kế và thi công, đặc biệt là cần chú ý đến kết cấu móng băng nhà 2 tầng thế nào cho phù hợp. Chúc bạn thành công với ngôi nhà mơ ước của mình. 

Các cách tính tổng diện tích trong cad cần biết

Cách tính tổng diện tích trong cad chính là bước cần thiết và bắt buộc phải thực hiện nếu như muốn hiệu chỉnh kích thước cho bản vẽ kĩ thuật của mỗi công trình. Để thực hiện được tính tổng thì trong cad có 2 cách tính thường dùng, các bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết được 2 cách tính này nhé.

tính tổng diện tích trong cad

Giới thiệu phần mềm bản vẽ AutoCAD

Trước tiên để biết tính như thế nào thì chúng ta tìm hiểu về cad trước đã, vì có thể nói là cad nhưng có nhiều bạn đang không biết nó là cái gì. Thì phần mềm cad hay còn gọi là AutoCAD là phần mềm dùng để vẽ (tạo) bản vẽ kỹ thuật thường là trong xây dựng bằng vectơ 2D hay bề mặt 3D.

AutoCAD được phát triển bởi tập đoàn Autodesk, sở hữu phiên bản đầu tiên năm 1982 và hiện nay nó đang là phần mềm vẽ kỹ thuật phổ biến nhất thế giới trên các máy tính.

Autocad có thể hiểu đơn giản là soạn thảo bản vẽ 2D và 3D dùng trong các lĩnh vực kiến trúc xây dựng hoặc là những nhiệm vụ cần dùng đến bản vẽ kỹ thuật. Đặc biệt là trong xây dựng, thiết kế nội thất, thiết kế chi tiết máy là những việc cần dùng đến nhất.

Thông qua Autocad thì một bản vẽ được tạo nên và các số liệu, thông số kỹ thuật hiển thị rất chi tiết cho các kiến trúc sư hoàn thành bản vẽ một cách đơn giản và nhanh chóng hơn. Họ còn tưởng tượng được sản phẩm mình đang vẽ khi hoàn thành nó sẽ ra sao bởi phần mềm này có công nghệ 3D nhìn rất chân thực.

tính tổng diện tích trong cad 1

Các cách tính tổng diện tích trong cad

Cách 1: Dùng Lisp để tính tổng diện tích

Nhiều chuyên gia sử dụng phần mềm Autocad thì họ khuyên rằng, ngoài việc dùng lệnh tính thì áp dụng Lisp để tính tổng diện tích sẽ nhanh và đơn giản hơn. Thao tác vừa mang lại độ chính xác cao lại đơn giản để tiết kiệm thời gian tối đa. Nhưng nhược điểm là bạn chỉ có thể tính diện tích với những hình kín trên bản vẽ tức là có khung bao quanh mà thôi.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Đương nhiên rồi, có thể các bạn đã biết là chúng ta cần phải Load Lisp. Trên Google hiện nay có vô vàn các phiên bản của Load Lisp để hỗ trợ các bạn mà có thể tải về rất đơn giản.
  • Bước 2: Sau khi đã Load Lisp xong, chúng ta sẽ sử dụng lệnh S2A và nhấn Enter để hiển thị Lisp. Màn hình sẽ hiển thị dòng chữ “Are you ok” thì bạn có thể lựa chọn hoặc là:
    • Yes: Lisp sẽ chuyển bạn qua bước chọn phần cần tính diện tích
    • No: Lúc này sẽ xuất hiện một hộp thoại để các bạn nhập số liệu, thông số thứ cần tính diện tích.
  • Bước 3: Sau khi chọn được phần bạn đang cần tính thì bấm Enter để kết thúc lệnh
  • Bước 4: Chọn bất kỳ thì kết quả sẽ hiện lên ở chỗ điểm bạn đã chọn.  

Như vậy, thao tác tính tổng diện tích trong Cad bằng cách Load Lisp rất đơn giản vậy thôi. Nhưng nhớ lưu ý rằng không dùng cho phần diện tích hở các bạn sẽ không thực hiện được. Các bạn dùng thao tác này để áp dụng trong thiết kế từ đầu cũng được đấy để xác định được tỷ lệ các cấu phần sao cho chuẩn xác mà lại nhanh.

tính tổng diện tích trong cad 2

Cách 2: Dùng lệnh Area để tính tổng diện tích trong Cad

Nếu là hình không khép kín thì bạn không thể áp dụng cách thứ nhất. Vì thế với cách thứ hai này bạn có thể tính tổng trong hình không khép kín. Đây là lệnh tính rất thông dụng trong Cad vì ngoài tính được diện tích một hình nó còn tính được cả tổng diện tích 2 hình chồng lên nhau nữa.

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Nhập nhập lệnh tắt AA sau đó nhấn Enter để hiển thị lệnh. Đây là bước gọi lệnh cơ bản
  • Bước 2: Khi hệ thống lệnh hiển thị bạn cần thực hiện các thao tác sau:
    • Nhấn A for the “Add area” option để lấy khu vực diện tích cần tính
    • Nhấn O to select the polyline that outlines the room để chọn đối tượng tại khu vực cần tính
    • Tại dòng lệnh “Select the outline of the room” nhấp vào hình mà bạn muốn tính
    • Nhấn S to “Subtract area”: Trừ phần diện tích mà bạn không muốn tính còn nếu không có thì bỏ qua bước này
  • Bước 3: Sau khi đã nhập xong các dòng lệnh và chọn được phần cần tính thì cuối cùng bạn chọn lệnh “Polyline” trong lệnh Area và hình vẽ sẽ được hiển thị trong dòng lệnh Subtract area rồi bạn nhấn Enter để kết thúc lệnh và hoàn thành.

Chúng tôi đã trình bày xong 2 cách tính tổng diện tích trong Cad cần biết cho mọi người. Nó thật đơn giản để áp dụng và chính xác, nhanh nữa. Hy vọng với những cách hữu ích này sẽ giúp cho việc thiết kế trong Autocad của các bạn trở nên dễ dàng, đơn giản hơn.

Tìm hiểu về thép ống và 1 cây thép ống dài bao nhiêu?

Thép ống – vật liệu dùng trong công trình xây dựng mà nhiều người không hề biết đến nó. Vậy tiêu chuẩn của 1 cây thép ống dài bao nhiêu? và các thông tin về thép ống chúng ta cùng đi tìm hiểu ở bài viết này nhé.

1 cây thép ống dài bao nhiêu

1 cây thép ống dài bao nhiêu?

Hiện nay quy chuẩn của các nhà sản xuất đưa ra thì chiều dài 1 cây thép ống khoảng 6 đến 12m để nó có thể phù hợp với các loại công trình xây dựng dân dụng hiện nay

Dù vậy trong quá trình đặt hàng quý khách vẫn có thể thay đổi yêu cầu bằng các loại thép ống dài ngắn khác tuỳ vào lựa chọn của bạn. Bởi vì các loại thép ống nhập khẩu có kích thước đa dạng cho các bạn nhiều lựa chọn tuỳ vào công việc bạn dùng.

Thế nhưng chiều dài 1 cây thép ống dài bao nhiêu? đến đây cũng chưa hẳn bạn đã trả lời được đâu vì có thể bạn đang bỏ qua loại thép ống mạ kẽm hiện nay trên thị trường. Các loại thép ống mạ kẽm nhập khẩu có thể chiều dài trên 30m. Vì thế, nó có nhiều loại thép ống khác nhau và mỗi loại thì lại có kích thước khác nhau. Bên dưới chúng tôi sẽ đưa ra một bảng chuẩn về kích thước cho các bạn tham khảo.

Ứng dụng của các loại thép ống trong cuộc sống

Thép ống được ưa chuộng hàng đầu trên thị trường đầu tiên cho mục đích xây dựng. Vì sở hữu đa dạng chủng loại từ ống đen, ống mạ kẽm, ống nhúng nóng,…và đầy đủ các loại kích thước thì ngoài xây dựng nó cũng được áp dụng cho việc sản xuất hàng tiêu dùng rất nhiều nữa.

Ví dụ như ống thép đen chúng ta có thể thấy nó dùng trong sản xuất vỏ ô tô, thiết kế lắp đặt nhà tiền chế, tháp ăng ten, làm khung máy móc thiết bị,…Hay trong đời sống hàng ngày như tủ giường, bàn ghế, hàng rào lan can…Có thể nói thép đen là loại ống thép dùng phổ biến nhất cùng thép mạ kẽm.

Ống thép mạ kẽm có khả năng chống ăn mòn và không gỉ thì dùng nhiều trong hàng rào, thoát nước, biển quảng cáo, đèn báo giao thông,…

Bảng tra chiều dài, trọng lượng của một ống thép có kích thước khác nhau

  • D26 – D60 x 3.8-5.5mm dài 6m nặng 1kg
  • D76 – D 219 x 4.5 – 12.0mm dài 6m nặng 1kg
  • D141.3 x 3.96m dài 6m nặng 80kg
  • D168 x 396 dài 6m nặng 96kg
  • D168 x 4.78 dài 6m nặng 115kg
  • D325x 6.35 dài 6m nặng 300kg
  • D508 x 10,0 dài 6m nặng 735kg
  • D610 x 8.0 hàn xoắn dài 6m nặng 712kg
  • D219 x 3.96 dài 6m nặng 125kg
  • D273 x 6,35 dài 6m nặng 250kg
  • D273 x 5,25dài 6m nặng 195kg

1 cây thép ống dài bao nhiêu 1

Các nhà sản xuất ống thép lớn tại Việt Nam cho các bạn tham khảo

Khi có bảng tra cứu thì chiều dài ống thép và trọng lượng chúng ta đã đơn giản để nắm được. Tiếp theo chúng ta quan tâm đến nhà sản xuất nào có chất lượng tốt để khi mua hàng chúng ta có chọn lựa cho phù hợp. Thông tin các nhà sản xuất ống thép hàng đầu ở Việt Nam hiện nay đó là:

Thép ống Hòa Phát

Sản phẩm thép Hòa Phát chắc có lẽ nhiều người biết đến nhất mà chất lượng của nó cũng là hàng đầu. Bởi thương hiệu này luôn có thị phần lớn nhất ở Việt Nam.

Các loại thép mà Hoà Phát phân phối ra thị trường như ống tròn, ống vuông, thép mạ kẽm, thép ống siêu dày,…Sản phẩm đa dạng, chất lượng ổn định giá bán bình ổn là những ưu điểm mà thép của thương hiệu Hòa Phát đang có trên thị trường.

Thép ống Việt Nhật

Đứng sau Hòa Phát thì Việt Nhật cũng là doanh nghiệp sản xuất thép chất lượng rất cao. Tuy nhiên giá thành của nó lại khá đắt, khó cạnh tranh với thị trường Việt Nam. Nhưng dù sao chất lượng cùng độ bền, chịu lực, bền bỉ đã giúp thương hiệu này phần nào cũng chiếm được thị phần sau Hoà Phát.

Hai loại hãng sản xuất thép ống này đang là những đơn vị sản xuất và phân phối hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi không đưa ra quá nhiều lựa chọn khiến các bạn khó lựa. Chỉ cần hai nhà sản xuất này sẽ giúp các bạn tốt hơn trong việc đưa ra quyết định.

Hi vọng những kiến thức về thép ống 1 cây thép ống dài bao nhiêu? này sẽ giúp đỡ bạn trong quá trình kiến tạo nên những công trình.

Gợi ý trang trí góc bé đến lớp vô cùng hấp dẫn

Với một lớp học cho bé thì cách trang trí là vô cùng quan trọng. Trang trí hợp lý, đẹp mắt sẽ tạo được hứng khởi cho các bé khi đến lớp. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách bài trí sao cho vừa đẹp mắt vừa tiết kiệm kinh phí. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về trang trí góc bé đến lớp hấp dẫn.

Cách trang trí chung

Muốn có một không gian lớp đẹp mắt ngoài các vật trang trí thì người thi công cũng có thể sử dụng một vài phế liệu có khả năng sử dụng để tiết kiệm kinh phí. Tối đa diện tích bằng cách vẽ lên tường, trang trí các cửa sổ,…thì còn có thể làm đồ chơi cho các bé bằng các mảnh bìa cát tông đã qua sử dụng, khổ giấy lớn, thùng xốp,…với sự đa dạng về màu sắc và kích thước. Chủ yếu trong lớp học của bé các cô nên trang trí nhiều màu sắc sặc sỡ, kích thích tính tò mò thích thú của trẻ. Đồng thời vẽ hoặc tạo hình các nhân vật dễ thương, gần gũi với bé như: nàng bạch tuyết, bảy chú lùn, các nàng tiên,…tại các cánh cửa hoặc trên tường lớp học. Tuy nhiên ở mỗi góc có một số cách trang trí riêng.

Các trang trí góc bé đến lớp cụ thể

Đối với mỗi góc sẽ có cách trang trí riêng thế nên trang trí góc bé đến lớp sao cho phù hợp với từng góc là vô cùng cần thiết.

Góc tham gia học tập

Đây là một góc quan trọng nhất, là nơi các bé sinh hoạt nhiều nhất của lớp học. Vì góc học tập để giúp bé khám phá, tiếp nhận tri thức, kích thích tính sáng tạo tư duy thế nên trang trí góc tham gia học tập sao cho hợp lý cũng là điều đáng quan tâm. Việc bài trí đẹp mắt không chỉ giúp bé thích thú hơn với việc học tập mà còn có thể giúp trẻ kích thích sự tò mò về các tri thức về mọi vật xung quanh.

Để tạo được một không gian thoải mái nhất cho trẻ tham gia học tập thì các cô giáo nên trang trí bằng các bức tranh lớn về các chủ đề học tập như toán học, lịch sử, địa lý,…Cắt các mảnh nhỏ bằng bìa cát tông hoặc các mảnh xốp được sơn màu với đa dạng về kích thước và hình thù cho phù hợp với nội dung bài dạy.

trang trí góc bé đến lớp

Góc đọc sách

Ngoài góc tham gia học tập thì góc đọc sách cũng có vai trò tương đối quan trọng với các bé. Đây cũng là nơi tạo ra niềm hứng khởi với việc đọc sách qua các cuốn sách đầu tiên. Sách là kho tàng kiến thức vô cùng bổ ích thế nên giúp bé hình thành thói quen đọc sách từ nhỏ là vô cùng tốt đối với sự phát triển về cả tư duy và tâm hồn của trẻ.

Góc đọc sách cần được trang trí hấp dẫn, tạo một cảm giác vui vẻ, hạnh phúc cho bé khi sinh hoạt vui chơi tại đây. Các cuốn sách cần chọn lọc các cuốn sách màu đẹp như truyện cổ tích hay khoa học về thế giới xung quanh,…Khi trang trí góc này các cô giáo có thể sử dụng các đồ vật đã qua sử dụng như chai nước, hộp kẹo hay các sản phẩm từ tre nứa vẫn có thể tái sử dụng sơn lại màu sắc sao cho đẹp mắt, sặc sỡ tạo ra sự kích thích ban đầu qua thị giác cho trẻ. Việc bố trí một tủ để sách cho bé lựa chọn cũng là một điều cần thiết.

Góc khám phá khoa học

Góc khám phá khoa học cũng là một góc không thể bỏ qua. Tại đây các bé sẽ được tận tay thực hiện các thí nghiệm khoa học đơn giản và có được các tri thức khoa học đầu tiên về các hiện tượng xảy ra xung quanh bản thân như để cục đá ngoài trời lâu đá sẽ tan hết, ném cục đá xuống nước đá sẽ chìm,…

Cũng vì đây là góc khám phá khoa học nên các dụng cụ thí nghiệm là không thể không có. Cô giáo cũng chỉ cần chuẩn bị các dụng cụ khá đơn giản như bình đựng nước, sỏi cuội nhỏ,…

Góc kiểm tra chuyên cần

Góc kiểm tra chuyên cần là nơi để cô giáo kiểm tra số lượng các bé đi học và nghỉ học ngày hôm đó. Đây cũng là nơi để tổng hợp chuyên cần của các bé trong một tuần hay một tháng thậm chí là một kỳ. Ở góc này cách trang trí khá đơn giản, không cần quá cầu kỳ chỉ cần một cái quạt lớn hoặc một cái bảng nhỏ để có thể ghi lại chuyên cần của các học sinh. Chỉ cần một chút sáng tạo là có ngay một góc chuyên cần sinh động, đầy màu sắc cho các bé. Các cô cũng có thể khéo léo tạo hình một số nhân vật hoạt hình đáng yêu trang trí thêm thẩm mỹ.

trang trí góc bé đến lớp 1

Góc hội họa âm nhạc

Tại đây các bé sẽ có thể thể hiện tài năng về âm nhạc, hội họa. Tạo một không gian vui chơi thỏa thích, phát triển tối đa tài năng của trẻ. Chính vì thế trang trí ở góc này có thể phá cách một chút để thể hiện cá tính. Đồng thời cô giáo có thể trưng bày các nhạc cụ dân tộc, hay là các bức tranh do chính các em vẽ để tạo nên sự thi đua vui vẻ. Hội họa và âm nhạc cũng là một cách rất tốt để phát triển tư duy cho trẻ từ khi còn nhỏ.

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu về trang trí góc bé đến lớp sao cho hấp dẫn, độc đáo. Mong các thầy, cô sẽ trang trí được một không gian đẹp nhất cho các bé sinh hoạt được thoải mái và vui vẻ nhất.