Bản đồ quy hoạch nam Sài Gòn và sự thu hút đầu tư phát triển

Hiện nay, có rất nhiều người trong nghề xây dựng quan tâm đến Bản đồ quy hoạch nam Sài Gòn. Quy hoạch khu đô thị phía nam Sài Gòn không những giải quyết được vấn đề nhà ở mà cả vấn đề về xã hội an ninh. Chúng ta cùng tìm hiểu về quy hoạch nam Sài Gòn nhé!

Khu đô thị mới Sài Gòn

Khu đô thị mới ở nam sài Gòn hiện là một trong những điểm nóng được rất nhiều người quan tâm, vì nó không chỉ giải quyết vấn đề về nhà ở, an sinh xã hội còn kéo theo những vấn đề xung quanh khác. Chính vì thế, việc mở rộng quy hoạch có vai trò rất quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

Khu đô thị mới ở nam Sài Gòn thuộc khu chức năng số 11 đô thị mới nam thành phố Hồ Chí Minh thuộc địa phận xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Theo như UBND thành phố Hồ Chí Minh, diện tích tiến hành điều chỉnh trong quy định vào khoảng 175 ngàn m2 và được tiến hành triển khai đầu tư theo hai giai đoạn chính:

Giai đoạn 1, tiến hành thi công khoảng 145.370m2 với nhóm cơ cấu sử dụng đất gồm nhà ở, chung cư cao tầng và tầng thấp chiếm 40%, phần còn lại sẽ được quy ra các công trình công cộng bao gồm công trình giáo dục như trường tiểu học, THCS, thể dục thể thao, khu xử lý nước thải cũng như giải đất làm khu giao thông và trồng cây xanh như công viên cho khuôn viên nhà ở.

Bản đồ quy hoạch nam Sài Gòn

Giai đoạn thứ 2, tiến hành thi công khoảng 29.673m2 là khu nhà thấp tầng ⅓ trạm xử lý nước thải và xây dựng hồ điều hòa không khí trạm xử lý nước thải cho toàn bộ khu nhà.

Phương án lựa chọn được phân khu chức năng 11 đối với khu đất 94 ngàn m2 theo quy hoạch được duyệt, có chức năng gồm trung tâm hành chính và trung học phân cấp tại thành phố được điều chuyển thành các loại đất dân cư hiện hữu chỉnh trang. 

Phía nam thành phố đang thu hút một lượng lớn dự án đầu tư

Khu đô thị nam Sài Gòn có vị trí đắc địa, vì thể nó được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn với nhiều người. Từ những người tham gia đầu tư, đến người dân muốn thay đổi chỗ ở.

Phía nam Sài Gòn là một dải đô thị nằm trên trục đường nối quận 1 và quận 5, nơi có hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi như đại lộ Nguyễn Văn Linh, Cảng Hiệp Phước… là một trong những điều kiện thuận lợi trở thành vùng kinh tế phát triển năng động.

Khu vực này gần dự án Phú Mỹ Hưng, là hiện tượng của thị trường bất động sản trở thành thỏi nam châm thu hút mạnh mẽ các cư dân như Đài Loan, Hàn Quốc… đến đây sinh sống. Sự xuất hiện các khu đô thị có vốn đầu tư nước ngoài cũng là điểm nhấn ở khu vực này.

Bản đồ quy hoạch nam Sài Gòn

Hiện nay bản đồ quy hoạch nam Sài Gòn đã được mở rộng với diện tích khoảng hơn 2 nghìn ha, với đại lộ huyết mạch là Nguyễn Văn Linh dài gần 18km dùng khoảng 10 làn xe có cửa ngõ là khu chế xuất Tân Thuận đi ngang qua quận 7 và 8 huyện Bình Chánh hướng về vùng kinh tế Đồng Bằng sông Cửu Long và 21 phân khu chức năng được xây dựng xung quanh khu vực xung quanh tạo thành một khu đô thị hiện đại.

Bản đồ quy hoạch nam Sài Gòn 1

Ngoài ra hiện nay, các khu giao thông ở xung quanh khu vực này đang được mở rộng ra để khai thác, chúng ta có thể kể đến như tuyến monorail 2 chạy theo hướng Nguyễn Văn Linh, tuyến metro số 5 từ Bến Tre Cần Giuộc đến Sài Gòn và tuyến đường đô thị số 5 đi trong hành lang lộ giới quốc lộ 50 kết nối nhà ga Đa Phước…

Phát triển dự án Khu đô thị mới nam Sài Gòn hiện đang là mũi nhọn trọng điểm thành phố, nhưng nói rộng ra chính là chiến lược phát triển kinh tế xã hội cả nước là vì:

  • Thứ nhất, đây chính là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển điều kiện kinh tế xã hội cũng như vị trí địa lý, điều này là đòn bẩy có thể phát triển bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào.
  • Thứ hai, việc phát triển và mở rộng địa giới hành chính là điều cần thiết cũng như phù hợp với điều kiện phát triển xã hội ngày nay. Khi nền kinh tế phát triển vượt mức, đời sống nhân dân ngày càng cao thì như cầu về nhà ở chất lượng cuộc sống con người ngày càng tăng nhanh, vì vậy có nhiều dự án ra đời.
  • Thứ ba, nó phù hợp với xu thế chung của cả nước khi chúng ta đang hướng đến phát triển một nền kinh tế năng động và dần tiến ra biển.
  • Thứ tư, hiện nay ai cũng biết Sài Gòn đang là một trong những thành phố có nền kinh tế phát triển nhất Việt Nam, vì vậy việc mở rộng dự án khai thác sinh thái chính là một trong những dự án trọng điểm quan trọng của thành phố để phát triển kinh tế.

Trên đây là những thông tin về khu đô thị mới ở nam Sài Gòn, hy vọng phần nào có thể giúp bạn hiểu thêm về bản đồ quy hoạch nam Sài Gòn

Tìm hiểu về bản đồ hành chính Hải Phòng mới nhất năm 2021

Hải Phòng được biết đến là một trong những thành phố cảng biển công nghiệp. Bên cạnh đó, đây cũng là trung tâm văn hoá, giáo dục, kinh tế, thương mại, công nghệ, y tế và khoa học thuộc Vùng duyên hải Bắc Bộ. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về bản đồ hành chính Hải Phòng mới nhất năm 2021. Hãy cùng theo dõi nhé.

bản đồ hành chính Hải Phòng
Tìm hiểu về bản đồ hành chính Hải Phòng mới nhất năm 2021

Đôi nét về thành phố Hải Phòng 

Hải Phòng được biết đến là một trong những thành phố Trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Thành phố Hải Phòng có tổng cộng 15 đơn vị hành chính trực thuộc cấp huyện. Trong đó có 7 quận nội thành đó là Đồ Sơn, Hải An, Kiến An, Lê Chân. Dương Kinh, Hồng Bàng và Ngô Quyền. Ngoài ra, Hải Phòng còn có 6 huyện ngoại thành là An Lão, Thuỷ Nguyên, Vĩnh Bảo, An Dương, Tiên Lãng và Kiến Thuỵ. 

Hai huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ cùng với 223 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó có 10 thị trấn, 66 phường có 141 xã. Dân cư đô thị chiếm 45,5% và dân cư sống tại các vùng nông thôn chiếm 54,5%.

Bản đồ hành chính Hải Phòng mới nhất năm 2021

Năm 2021, bản đồ hành chính hải phòng được phân chia cụ thể như sau:

Bản đồ hành chính quận Hồng Bàng

Quận Hồng Bàng của thành phố Hải Phòng được chia làm 9 phường. Cụ thể là các phường sau: Hoàng Văn Thụ, Minh Khai, Quán Toan, Hạ Lý, Hùng Vương, Trại Chuối, Phan Bội Châu, Thượng Lý và Sở Dầu.

Bản đồ hành chính quận Ngô Quyền

Đối với quận Ngô Quyền, hành chính cấp xã trực thuộc gồm 12 đơn vị tương ứng với 12 phường. Cụ thể gồm có phường Cầu Tre, Đồng Quốc Bình, Lê Lợi, Máy Tơ, Cầu Đất, Đằng Giang, Đồng Khê, Gia Viên, Vạn Mỹ, Máy Chai, Lạch Tray và Lạc Viên.

Bản đồ hành chính quận Lê Chân

Quận Lê Chân được chia thành  phường là phường An Dương, Đông Hải, Dư Hàng Kênh, Dư Hàng, Cát Dài, An Biên, Kênh Dương, Nghĩa Xá, Hồ Nam, Lam Sơn, Vĩnh Niệm, Trần Nguyên Hãn, Trại Cau và Niệm Nghĩa.

Bản đồ hành chính quận Hải An

Quận Hải An gồm 8 phường là Đằng Lâm, Đông Hải 1, Đông Hải 2, Cát Bi, Đằng Hải, Tràng Cát, Nam Hải và Thành Tô.

bản đồ hành chính Hải Phòng 1
Bản đồ hành chính quận Hải An

Bản đồ hành chính quận Kiến An

Quận Kiến An được chia thành  phường là Đồng Hoà, Ngọc Sơn, Bắc Sơn, Quán Trữ, Tràng Minh, Lãm Hà, Nam Sơn, Trần Thành Ngọ, Phù Liễn và Văn Đẩu.

Bản đồ hành chính quận Đồ Sơn

Quận Đồ Sơn có 6 phường là Hải Sơn, Vạn Hương, Bằng La, Hợp Đức, Ngọc Xuyên và Minh Đức.

Bản đồ hành chính quận Dương Kinh

Quận Dương Kinh được chia làm 6 phường là Tân Thành, Anh Dũng, Hải Thành, Hưng Đạo, Hoà Nghĩa và Đa Phúc.

Bản đồ hành chính huyện Thuỷ Nguyên

Huyện Thuỷ Nguyên được chia làm 37 xã là An Sơn, An Lư, Chính Mỹ, Cao Nhân, Đông Sơn, Hoa Động, Hoàng Động, Dương Quan, Gia Minh, Hoà Hình, Gia Đức, Kênh Giang, Kỳ Sơn, Hợp Thành, Kiền Bái, Lâm Động, Liên Khê, Lại Xuân, Lưu Kỳ, Mỹ Đồng, Lưu Kiến, Ngũ Lão, Minh Tân, Phục Lễ, Phả Lễ, Phù Ninh, Thiên Hương, Thuỷ Sơn, Tam Hưng, Quảng Thanh, Tân Dương, Thuỷ Đường, Trung Hà và Thuỷ Triều. Bên cạnh đó huyện Thuỷ Nguyên gồm có 2 thị trấn là Núi Đèo và Minh Đức.

Bản đồ hành chính huyện An Dương

Huyện An Dương bao gồm 1 thị trấn An Dương và 15 thị xã là An Hồng, Bắc Sơn, An Hưng, An Đồng, Đồng Thái, Đại Bản, Hồng Phong, Đặng Cương, Lê Thiện, Hồng Thái, Nam Sơn, Lê Lợi, Tân Tiến và Quốc Tuấn.

Bản đồ hành chính huyện An Lão

Huyện An Lão có 2 thị trấn là Trường Sơn và An Lão. Cùng với 15 xã trực thuộc gồm Quang Hưng, Bát Tràng, Trường Thọ, Quang Trung, Trường Thành, An Thắng, Quốc Tuấn, Tân Dân, Thái Sơn, An Tiến, An Thái, Chiến Thắng, An Thọ và Mỹ Đức.

Bản đồ hành chính huyện Kiến Thuỵ

Huyện Kiến Thuỵ được chia làm 1 thị trấn Núi Đối và 17 xã trực thuộc gồm Đại Hợp, Du Lễ, Đại Đồng, Đoàn Xá, Đại Hà, Đông Phương, Ngũ Đoan, Hữu Bằng, Tân Phong, Kiến Quốc, Tân Trào, Ngũ Phúc, Minh Tân, Thuận Thiên, Thanh Sơn, Tú Sơn và Thuỵ Hương.

Bản đồ hành chính huyện Tiên Lãng

Huyện Tiên Lãng bào gồm thị trấn Tiên Lãng và 20 xã là Cấp Tiến, Bạch Đằng, Đại Thắng, Bắc Hưng, Đông Hưng, Đoàn Lập, Khởi Nghĩa, Hùng Thắng, Kiến Thiết, Quang Phục, Nam Hưng, Tây Hưng, Tiên Minh, Tiên Thanh, Tự Cường, Quyết Tiếng, Vinh Quang và Toàn Thắng.

Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Bảo 

Huyện Vĩnh Bảo gồm 1 thị trấn Vĩnh Bảo và 29 xã trực thuộc là Cao Minh, ĐỒng Minh, An Hoà, Cổ Am, Cộng Hiền, Dũng Tiến, Hiệp Hoà, Hưng Nhân, Liên Am, Giang Biên, Hoà Bình, Hùng Tiến, Lý Học, Tam Cường, Tân Hưng, Thắng Thuỷ, Nhân Hoà, Tam Đa, Tân Liên, Thanh Lương, Trấn Dương, Việt Tiến, Vĩnh Long, Tiền Phong, Trung Lập, Vĩnh An, Vĩnh Phong, Vĩnh Tiến và Vĩnh Quang.

Bản đồ hành chính huyện Cát Hải

Huyện Cát Hải được chia thành 2 thị trấn là Cát Hải, Cát Bà và 10 xã trực thuộc là Gia Luận, Hoàng Câu, Đồng Bài Hiền Hào, Nghĩa Lộ, Trân Châu, Việt Hải, Phù Long, Văn Phong và Xuân Đám.

Bản đồ hành chính huyện Bạch Long Vĩ

Huyện Bạch Long Vĩ là một huyện duy nhất của Hải Phòng không phân chia thành các cấp hành chính xã mà chính quyền cấp huyện tại đây sẽ trực tiếp quản lý về mọi mặt của xã hội.

bản đồ hành chính Hải Phòng 2
Bản đồ hành chính huyện Bạch Long Vĩ

Trên đây là những tìm hiểu về bản đồ hành chính Hải Phòng mới nhất năm 2021. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhất nhé.

Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột mới nhất

Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột mới nhất giúp bạn biết thêm thông tin và dễ dàng tra cứu khi cần thiết. Tra cứu bản đồ của thành phố, bạn sẽ nắm vững được lượng dân cư, hướng quy hoạch… Những thông tin này giúp cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp hoạch định được xu hướng phát triển của nhiều ngành nghề, nhất là lĩnh vực Bất động sản.

Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột
Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị lớn nhất khu vực Tây Nguyên

Tổng quan về thành phố Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột – Đô thị lớn nhất tại khu vực Tây Nguyên, là thành phố này trực thuộc tỉnh Đắk Lắk. Diện tích đất trên toàn thành phố Buôn Ma Thuột hơn 370km2, dân số trên  500.000 người. Ranh giới của thành phố được xác định như sau:

  • Giáp huyện Cư M’gar ở phía Bắc;
  • Giáp huyện Cư Kuin và huyện Krông Ana ở phía Nam;
  • Giáp huyện Krông Pắk ở phía Đông;
  • Giáp huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) và huyện Buôn Đôn ở phía Tây.

Thành phố là nơi cư tụ nhiều nhóm dân cư như Kinh, Cơ Tu, Ba na, Ê đê… Các dân tộc sống chan hòa cùng với nhau. Ở vùng trung tâm thành phố, người Kinh chiếm đại đa số. Thành phố Buôn Ma Thuột là cửa ngõ giao thông thuận tiện khi di chuyển đến thành phố Nha Trang, Quy Nhơn hay thành phố Hồ Chí Minh.

Về đơn vị hành chính, thành phố Buôn Ma Thuột phân chia thành 21 đơn vị hành chính gồm 13 phường và 8 xã. Tại thành phố, người dân sinh sống bằng nhiều ngành nghề, từ buôn bán, trồng trọt đến dịch vụ thương mại, công nghiệp. Nếu so sánh giữa các thành phố thuộc khu vực Tây nguyên, không thể bỏ qua đóng góp vô cùng to lớn và quan trọng của Buôn Ma Thuột. 

Ngoài ra, nhắc đến thành phố Tây Nguyên này, người ta không thể không nhắc đến hương cà phê hảo hạng, văn hóa cồng chiêng đặc sắc và Buôn Đôn hùng dũng. Thành phố với hai mùa nắng mưa, không bão tố, không lũ lụt, thiên nhiên mát mẻ, trong lành, đây là nơi lý tưởng để định cư, sinh sống.

Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột 1
Buôn Ma Thuột là thành phố lý tưởng để định cư lâu dài

Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột

Để thành phố không ngừng phát triển mọi mặt, việc quy hoạch đô thị, thành phố là vấn đề quan cấp thiết, quan trọng. Việc đưa ra quy hoạch từ sớm giúp thành phố nhìn nhận được toàn cảnh khách quan. Ngoài ra, việc làm theo quy hoạch giúp các kế sách đi đúng hướng, đúng lộ trình.

Bên cạnh đó, quy hoạch giúp cho một bộ phận không nhỏ cá nhân, doanh nghiệp… hoạch định được tương lai và kiếm tiền từ quy hoạch này. Vậy trong năm 2021, thành phố buôn Ma Thuột có những hướng quy hoạch nào? Đó là: 

Quy hoạch phát triển 04 khu đô thị mới

Quy hoạch về việc phát triển 4 khu đô thị của thành phố Buôn Ma Thuột là việc cần thiết, cấp bách, kèm theo đó là chức năng khác nhau của mỗi khu. Cụ thể gồm:

  • Khu đô thị phía Đông Bắc: Quy mô dự án gần 500 ha. Đây sẽ là đô thị cửa ngõ, có sự kết hợp giữa kiến trúc truyền thống và hiện đại.
  • Khu đô thị sân bay: Quy mô dự án hơn 80 ha. Khu vực này sẽ là nơi yểm trợ cho các khu thương mại, dịch vụ của thành phố. Đồng thời nơi đây sẽ trở thành kho vận trung chuyển.
  • Khu đô thị Văn hóa – Y tế – Thương mại: Với quy mô hơn 325 ha, đây sẽ là nơi bố trí các khu dịch vụ nghỉ dưỡng và các công trình thương mại mang tính hiện đại.
  • Khu đô thị Đại Học: Với quy mô gần 200 ha, nơi đây sẽ tập trung các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề… 
Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột 2
Quy hoạch 04 khu đô thị

Phát triển trung tâm đô thị thành hệ thống

Đây là mục tiêu tính từ năm 2021 về sau. Việc quy hoạch thành hệ thống giúp thành phố nâng tầm vẻ ngoài và nội hàm. Cùng với nó các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn tập trung sẽ nâng cao đời sống cho người dân nơi đây.

Công nghiệp

Phát triển công nghiệp cũng là mục tiêu thành phố hướng đến. Không chỉ tiến hành đầu tư, triển khai các dự án giúp giải quyết nhu cầu việc làm, thành phố Buôn Ma Thuột chú trọng đến sự phát triển cụm công nghiệp, công nghiệp hiện đại.

Hạ tầng kỹ thuật

Ngoài các con đường nội thành được nâng cấp xây dựng, sắp tới thành phố Buôn Ma Thuột sẽ tiến hành dự án lớn – đường Đông Tây. Đây là con đường nối từ trung tâm thành phố đến sân bay, thuận tiện cho di chuyển, vận tải.

Bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột 3
Hình ảnh bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột mới nhất

Trên đây là bản đồ quy hoạch thành phố Buôn Ma Thuột và những thông tin cần thiết. Hãy theo dõi chúng tôi để biết những thông tin quy hoạch mới nhất sẽ được cập nhật liên tục nhé!