Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý như thế nào là hiệu quả nhất? Bạn có chắc chắn rằng cách sử dụng của bạn là đã chính xác hay chưa? Nếu rửa mũi không đúng cách sẽ gây nên một số ảnh hưởng không mong muốn đến niêm mạc mũi. Dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý hiệu quả.
Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý dành cho trẻ em
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý là việc làm cần thiết hằng ngày. Rửa mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ em cần phải thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để rửa mũi
Dụng cụ rửa mũi bao gồm:
- Nước muối sinh lý.
- Tăm bông và gạc.
- Dụng cụ hút mũi cho bé bằng cao su (lưu ý mẹ nên chọn những sản phẩm an toàn, mềm để tránh làm niêm mạc của bé bị tổn thương trong quá trình rửa).
Bước 2: Thực hiện làm sạch khoang mũi
Nếu bé bị viêm mũi, mẹ nên lau sạch những phần dịch nhầy bằng gạc. Sử dụng nước muối để vệ sinh hết các phần dịch nhầy này. Thay gạc thường xuyên để tránh trường hợp vi khuẩn bị lây chéo giữa 2 bên lỗ mũi.
Bước 3: Thực hiện thao tác vệ sinh mũi
- Đầu tiên, mẹ đặt bé nằm ngang và giữ cho đầu của bé được nghiêng chếch sang một bên.
- Đưa vào trong lỗ mũi của bé ống dẫn từ lọn nước muối sinh lý, bóp nhẹ nhỏ mỗi bên từ 2 đến 3 giọt nước muối.
- Để tạo góc nghiêng, mẹ đặt tay phía sau gáy của bé, sử dụng tay để bóp nhẹ ở 2 cánh mũi khoảng từ 5 đến 6 lần. Nước muối sẽ được đẩy sâu vào bên trong và đẩy dịch nhầy ra ngoài.
- Sau đó mẹ cho tăm bông đã được nhỏ nước muối vào lỗ mũi của bé, thực hiện thao tác xoáy nhẹ để lấy gỉ mũi ra. Thay tăm bông để vệ sinh mũi còn lại. Hoặc mẹ cũng có thể sử dụng dụng cụ hút dịch mũi để khoang mũi của bé sạch hơn.
Bước 4: Vệ sinh mũi lần 2
Nếu sau lần 1, các dịch mũi đặc quánh của bé vẫn không được vệ sinh sạch sẽ, mẹ hãy tiến hành vệ sinh mũi lần 2 cho bé. Mũi của bé sẽ được thông thoáng hơn vì đã được làm sạch triệt để.
Một số lưu ý khi rửa mũi bằng nước muối cho trẻ em
Khi rửa mũi có bé mẹ cần chú ý một số lưu ý cơ bản sau:
- Đối với những bé bị viêm mũi, để đảm bảo mũi của bé được sạch sẽ nhất, mẹ cần vệ sinh mũi bằng nước muối cho bé hằng ngày từ 6 đến 8 lần. Bên cạnh đó, theo đơn thuốc của bác sĩ để có thể sử dụng thuốc nhỏ làm sạch khoang mũi của bé đúng cách. Từ đó đảm bảo sự an toàn và thông thoáng cho bé.
- Tránh tạo cảm giác khó chịu cũng như hạn chế đến mức tối đa nguy cơ làm bị thương niêm mạc mũi của bé thì mẹ không cần sử dụng dụng cụ hút mũi thường xuyên.
Hướng dẫn cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý dành cho người lớn
Đối với người lớn, cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý phải thực hiện như thế nào?
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ rửa mũi
Dụng cụ rửa mũi bao gồm:
- Giấy hoặc khăn sạch.
- Nước muối sinh lý.
Bước 2: Làm sạch khoang mũi
Đầu tiên, bạn hãy làm sạch sơ bộ khoang mũi, lấy khăn hoặc giấy sạch để hỉ sạch các dịch nhầy có bên trong mũi ra ngoài. Sau đó hãy nghiêng đầu 1 góc 45 độ để khi rửa bằng nước muối niêm mạc mũi không bị tổn thương cũng như nước muối không bị trôi vào cuống họng.
Bước 3: Thực hiện thao tác rửa mũi
Nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào sâu bên trong khoang mũi. Kích thích đẩy dịch nhầy ra ngoài bằng cách sử dụng ngón cái và ngón trỏ bóp nhẹ cánh mũi. Sau đó đợi khoảng 30 giây và sử dụng giấy hoặc khăn sạch để có thể hỉ hết dịch nhầy ra ngoài.
Thực hiện rửa mũi lại theo các bước trên thêm một lần nữa nếu bạn cảm thấy mũi mình chưa sạch và vẫn còn dịch nhầy.
Một số lưu ý trong quá trình rửa mũi bằng nước muối sinh lý dành cho người lớn
Khi rửa mũi, bạn cần chú ý một số điều sau:
- Tốt nhất là hãy rửa mũi khi bụng đang đói.
- Tránh rửa mũi khi bạn đã ăn quá no, nếu không may nước muối chảy xuống cuống họng sẽ khiến bạn dễ bị cảm giác buồn nôn, ói mửa.
- Nếu bạn sử dụng xi lanh để đưa nước muối sinh lý vào mũi thì không nên bơm quá mạnh, nếu bơm quá mạnh những dịch nhầy có thể sẽ bị đẩy xuống cổ họng hoặc sang tai bên cạnh đấy.
- Trường hợp bạn bị viêm mũi, dịch nhầy trở nên đặc quánh, bạn không nên hỉ mũi quá mạnh. Điều này sẽ tạo một áp lực rất lớn, áp lực này đẩy những dịch nhầy chảy ngược lên tai.
- Đối với những người bệnh bị viêm tai giữa thì không nên áp dụng cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý này.
- Để tránh mầm bệnh lây lan, không nên sử dụng chung dụng cụ rửa tai với người khác.
Trên đây là những bật mí về cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý hiệu quả mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn. Hãy bảo vệ sức khoẻ của chính mình và người thân xung quanh bạn bằng những kiến thức bổ ích trên bạn nhé.