Điện đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và sản xuất của con người hiện nay. Tuy nhiên, những nguồn điện cao thế lại tiềm ẩn những nguy cơ chết người nếu như chúng ta tiếp xúc với nó quá khoảng cách an toàn. Vì thế đã có những quy định về khoảng cách an toàn điện cao thế nhằm tránh những tai nạn không mong muốn do nguồn điện cao thế gây ra.
Tìm hiểu về nguồn điện cao thế
Có thể bạn đã biết nguồn điện cao thế là nguồn điện có công suất lớn với các cấp điện áp từ 110kV – 220kV – 500kV (tương đương với 110.000V – 220.000V – 500.000V). Đây là công suất đủ lớn để dòng điện này gây nguy hại tới con người. Vì thế, nên các thiết bị dây dẫn điện phải đảm bảo cực kỳ an toàn và tải được công suất lớn của điện.
Dựa vào quan sát các chuỗi sứ trên đường dây điện bạn có thể xác định được điện áp của nguồn điện cao thế. Chẳng hạn:
- Điện áp 500kV sẽ có khoảng 24 bát/chuỗi, kích thước độ dài khoảng 30m.
- Điện áp 220kV sẽ từ (12-14) bát/chuỗi, có độ dài khoảng 20m;
- Điện áp 110kV được xác định từ (6-9) bát/ chuỗi, kích thước khoảng 10m;
- Điện áp 35kV có từ (3 – 4) bát/chuỗi. Ngoài ra có thể sử dụng sứ đứng cho điện áp này.
Do điện cao áp có tính chất rất nguy hiểm tới con người nên cần phải xây dựng hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không 220kv, 500kv.
Khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với nguồn điện cao thế
Chính vì những nguy hiểm có thể xảy ra với nguồn điện cao thế. Để đảm bảo an toàn tính mạng cho con người cũng như trong quá trình xây dựng, sửa chữa, lắp đặt, thi công thì mọi người cần tuân thủ những điều sau về khoảng cách an toàn điện cao thế như sau:
- Điện áp từ 15kV đến 35kV thì khoảng cách an toàn tối thiểu đối với mức điện áp này là 1 mét.
- Với mức điện mức điện áp từ 35kV đến 110kV thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 1,5 mét.
- Khoảng cách an toàn tối thiểu là 2,5 mét đối với điện áp từ 110kV đến 220kv .
- Còn đối với mức điện áp từ 220kv đến 500kV trở lên thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 4,5 mét).
Đối với các nhà ở, công trình xây dựng cần đáp ứng những điều kiện như sau để có thể tồn tại trong hành lang bảo vệ an toàn với đường dây tải điện trên không 220kv:
- Mái lợp và tường bao của công trình phải được làm bằng vật liệu không cháy để tránh dẫn đến tình trạng cháy nổ do sự cố điện cao áp gây ra.
- Đường dây cần được thiết kế sao cho đảm bảo không gây cản trở quá trình đi ra, đi vào kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các bộ phận.
- Khoảng cách từ nhà ở hay công trình đến dây dẫn điện được quy định: Điện áp đến 35kV thì khoảng cách phải là 3m, điện áp 110kV thì khoảng cách phải là 4m.
- Ngoài ra, các kết cấu có tính kim loại của nhà ở, công trình phải đảm bảo kỹ thuật và được nối đất theo quy định về kỹ thuật nối đất đã quy định từ trước.
Những lưu ý về cảnh báo nguy hiểm từ điện cao thế
- Cần tuân thủ những quy định tối thiểu về khoảng cách an toàn điện cao thế trong thi công, lắp đặt, sửa chữa,… đường dây tải điện cao thế như: không được tung, quăng hay ném đường dây tải điện cao thế,…
- Trong trường hợp phải tiếp xúc với nguồn điện cao thế không hoạt động tại các công trình xây dựng cần phải khảo sát công trình một cách kỹ lưỡng, có giấy chấp thuận của bên quản lý điện để đảm bảo an toàn.
- Tai nạn điện cao thế xảy ra là do những người thợ điện chưa có kiến thức cơ bản về khoảng cách an toàn điện cao thế, vi phạm kỹ thuật khi sửa chữa, lắp đặt,… Vì thế, ai cũng cần trang bị cho mình những kiến thức này.
Trên đây là những thông tin cơ bản về khoảng cách an toàn điện cao thế để các bạn có thể nắm bắt và đảm bảo sự an toàn cho bản thân trong trường hợp phải tiếp xúc với các nguồn điện cao thế. Bởi dòng điện cao thế rất nguy hiểm và có thể sẽ dẫn đến tình trạng bị phóng điện nếu vi phạm quy định về khoảng cách. Vì thế, dù là những người thợ điện chuyên nghiệp hay những người không phải thợ điện thì cũng cần đảm bảo những quy định này.