Nguyên nhân khiến bé khụt khịt nhưng không có nước mũi và cách chữa trị 

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng yếu đối với các tác động của môi trường nên rất dễ bị bệnh, khụt khịt mũi là một trong số nhiều vấn đề rất hay gặp ở trẻ mới sinh khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng. Nguyên nhân khiến bé khụt khịt nhưng không có nước mũi cũng như cách chữa trị cho bé như thế nào sẽ được tiết lộ ngay trong bài viết sau đây, giúp bạn biết cách xử lý khi bé gặp trường hợp này.

bé khụt khịt nhưng không có nước mũi

Nguyên nhân khiến bé khụt khịt nhưng không có nước mũi

Trẻ sơ sinh khụt khịt mũi là hiện tượng thường thấy khi thời tiết thay đổi thất thường, đây là một hiện tượng thường gặp đối với trẻ nhỏ nhưng các mẹ vẫn không nên chủ quan mà bỏ qua. Tình trạng này lúc đầu có thể không nghiêm trọng tuy nhiên nếu để lâu có thể diễn biến xấu nếu không được điều trị kịp thời.

Một trong số các nguyên nhân khiến bé bị khụt khịt là do bé bị dị ứng với những đồ vật trong nhà, thức ăn hay quần áo, bột giặt,…vv

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh khụt khịt mũi nhưng không có nước mũi, có thể là do chế độ sinh hoạt bất thường, thời tiết hoặc triệu chứng của bệnh lý nào đó. Điều này cũng có thể xảy ra tình trạng bẩm sinh khiến xương hoặc sụn chặn phía sau lỗ mũi dẫn đến luồng không khí đi qua mũi thưa thớt, dẫn đến tình trạng trẻ bị khụt khịt hay bị ngáy khi ngủ. 

Còn một tình trạng khác dẫn đến hiện tượng khụt khịt được gọi là lệch vách ngăn mũi, kiến một bên mũi thẳng trong khi một bên mũi bị vẹo, làm thu hẹp đường đi của một lỗ mũi dẫn đến bé bị khụt khịt mũi.

Ngạt mũi cũng là một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi, điều này là do trong trong mũi có các chất nhầy gây cản trở hô hấp khiến bé bị khụt khịt, Đôi khi tình trạng khụt khịt mũi ở trẻ là do sinh lý và sẽ tự hết sau một thời gian nên ba mẹ không cần quá lo lắng.

Phải làm gì khi bé bị khụt khịt nhưng không có nước mũi?

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến bé bị khụt khịt mà sẽ có những cách chữa trị khác nhau, ba và mẹ của bé nên chú ý làm theo để chấm dứt tình trạng này ở bé.

  • Nếu nguyên nhân khiến bé bị khụt khịt là do dị ứng thì ta nên tránh để trẻ lại gần các tác nhân gây dị ứng, duy trì môi trường sạch sẽ cho bé, ngăn ngừa việc bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng, đồng thời hãy giữ cho phòng ngủ của bé được thông thoáng để giảm thiểu nguy cơ con bị khụt khịt do dị ứng.
  • Nếu tình trạng khụt khịt ở bé là do chất nhầy trong mũi thì ta nên sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và hút dịch nhầy cho trẻ, bố mẹ nên cẩn thận và làm thật nhẹ tay để không ảnh hưởng đến niêm mạc mũi của bé.
  • Bé bị khụt khịt do sự thay đổi của thời tiết thì bạn có thể pha một vài giọt dầu tràm vào nước tắm cho bé, hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm để duy trì độ ẩm tối ưu giúp bé dễ dễ chịu hơn.
  • Khi bé bị khụt khịt mũi bạn có thể làm sạch mũi cho bé bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, nhưng bạn chỉ nên thực hiện điều này khi có sự hướng dẫn của bác sĩ nhi để không gây ảnh hưởng xấu đến bé.

Ngoài ra việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên rửa đồ chơi của trẻ, cũng là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh và không làm bé bị khụt khịt mũi. Các mẹ cũng nên nên rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ và hạn chế cho trẻ đến nơi đông người để ngăn ngừa việc bé bị lây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Tuyệt đối không làm những điều sau khi bé khụt khịt nhưng không có nước mũi

Tuyệt đối không dùng miệng hút dịch nhầy trong mũi cho bé vì khi làm điều này ba mẹ sẽ vô tình chặn đường thở của bé đồng thời gây áp lực lên sụn mũi và cánh mũi của bé. Và nguy hiểm hơn là các vi khuẩn có hại trong miệng của ba mẹ sẽ xâm nhập và phát triển ở mũi của bé khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.

Kiêng tắm khi thấy bé bị khụt khịt với suy nghĩ làm như vậy sẽ làm trẻ mau hết bệnh là suy nghĩ hoàn toàn không đúng, điều này có thể khiến trẻ mắc thêm các bệnh về da.

Giữ ấm quá mức cho trẻ khi trẻ bị khụt khịt là một điều sai lầm, nếu ủ ấm cho trẻ quá nhiều sẽ khiến trẻ nóng bức, đổ mồ hôi nhiều cộng thêm việc kiêng tắm gội khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

bé khụt khịt nhưng không có nước mũi

Và cuối cùng là tự ý mua và cho bé sử dụng các loại thuốc không đảm bảo chất lượng, đây là một sai lầm phổ biến của các bậc cha mẹ khi thấy trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi .Việc tự ý mua thuốc cho bé đặc biệt là thuốc kháng sinh mà không có sự góp ý, thăm khám của y bác sĩ rất là điều rất nguy hiểm cho bé, vì bé có thể bị bị khụt khịt do nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi loại bệnh cần có loại thuốc và phác đồ điều trị khác nhau, vì vậy các bậc cha mẹ không nên tự mua thuốc về dùng cho bé được.

Qua bài viết này mong rằng các bậc cha mẹ sẽ biết cách xử lý như thế nào khi bé khụt khịt nhưng không có nước mũi. Các mẹ hãy ghi nhớ những thông tin này để áp dụng khi bé nhà mình không may bị khụt khịt mũi nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *